Cách làm bánh phồng tôm đặc sản Cà Mau, giòn rụm, đậm vị tôm

Bánh phồng tôm đặc sản Cà Mau
Bánh phồng tôm ở Cà Mau được làm theo phương thức thủ công truyền thống của người dân xứ rừng ngập mặn, giữ lại được hương vị truyền thống của món đặc sản này. Những chiếc bánh phồng tôm được làm thủ công, tráng bánh bằng tay và phơi khô dưới nắng tự nhiên. Hôm nay, hãy cùng Mitahome vào bếp và làm bánh phồng tôm đặc sản Cà Mau này nhé!

1. Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Tôm 
  • Trứng
  • 500g bột năng
  • 500 tôm
  • 1 muỗng đường phèn
  • 2 lòng trắng trứng
  • 2 tép tỏi nhỏ
  • 5 nhánh hành lá
  • Muối, tiêu trắng xay nhuyễn, bột ngọt

2. Cách làm món bánh phồng tôm đặc sản Cà Mau

Sơ chế nguyên liệu:

Nguyên liệu chính để làm nên bánh phồng tôm chính là tôm. Lựa chọn tôm để làm bánh phải là những con tôm vừa mới bắt lên để giữ được độ tươi và bánh mới ngọt, thơm được. 

 

 

Tôm Cà Mau
Tôm Cà Mau

Tôm các bạn sơ chế như thông thường, bỏ đầu và lột vỏ. Sau đó, các bạn bỏ vào máy để xay nhuyễn số tôm mà các bạn định làm. 

Xay tôm làm bột
Xay tôm làm bột

 Trộn bột bánh:

Bột bánh phồng tôm sẽ được trộn với tỷ lệ tôm trong bánh là 40% đã được xay nhuyễn sau khi sơ chế, còn lại là các thành phần bao gồm: 15% trứng vịt (lưu ý chỉ dùng tròng trắng của trứng) để bánh dai và béo hơn, 30% bột năng và 10% bột mì để bánh xốp hơn, 5% ớt đỏ không cay để tạo màu tươi tắn cùng một chút ít muối biển, đường để cân bằng lại vị cho vừa ăn. Và tuyệt đối không sử dụng phụ gia nào khác nữa, kể cả là bột ngọt và chất bảo quản. 

Trộn bột bánh

Tráng bánh phồng tôm

Trộn bột bánh xong là phải nhanh tay tráng bánh trên hồi hấp bằng bếp củi. Đây là công đoạn quan trọng để quyết định độ dày mỏng của bánh, bánh to hay nhỏ và bánh có đều không. Bạn cho bột đã trộn vào để tráng đều mặt bánh, nên tráng mỏng và đều mặt bánh. Khi bánh chín sẽ có màu nâu thẫm, bánh thơm nhất là lúc này và vừa tráng xong là có thể ăn được. 
Trộn đều bột bánh
Tráng bánh
Tráng bánh
Tráng bánh

Phơi bánh phồng tôm

Bánh tráng xong sẽ được phơi trên sào cho ráo bớt. Đến độ dẻo nhất định sẽ được cắt thành từng miếng nhỏ rồi lại đem đi phơi nắng thêm một lần nữa cho khô hẳn. Thường sẽ là phơi 1 ngày nắng gắt để bánh nhanh khô và thơm mùi nắng.
Lấy bánh
Lấy bánh
Phơi bánh
Phơi bánh
Cắt nhỏ bánh rồi đi phơi lần nữa
Cắt nhỏ bánh rồi đi phơi lần nữa
 Sau 1 ngày phơi bánh thì bánh sẽ khô ráo hoàn toàn. Lúc này có thể đem vào chiên và thưởng thức. Để bánh thiệt ngon thì ta cần chiên từng cái bánh trong chảo ngập dầu thì bánh ra lò sẽ giòn thiệt giòn, mùi tôm thiệt là thơm, vị vừa ăn không quá ngọt không quá mặn, ăn không ngán xíu nào. 
Bánh phồng tôm khô
Bánh phồng tôm khô
Bánh phồng tôm đã chiên
Bánh phồng tôm đã chiên
 Ngoài ra, bánh vẫn có thể chiên được bằng nồi chiên không dầu. Cho bánh phồng tôm vào cái tô, rưới chút dầu ăn lên đảo trộn đều cho dầu thấm 2 mặt. Rồi xếp bánh vào nồi chiên không dầu, bật 180 độ khoảng 4-5 phút, khi thấy bánh phồng tôm nở to và vàng đều là đã ăn được rồi.
Bánh phồng tôm đặc sản Cà Mau
Bánh phồng tôm đặc sản Cà Mau

Nguồn: Tham khảo bài viết của Facebook Lý Minh Khoa

Xem thêm

Há cảo chiên tôm thịt siêu đơn giản tại nhà

Cách làm ba chỉ rim tôm khô đơn giản

Cách làm bánh bột lọc chuẩn vị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.