Trồng mai vàng để hoa nở vào đúng dịp tết đã trở thành một nghề của các nhà vườn từ Nam ra Bắc. Để hoa mai nở vào đúng dịp tết tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Mitahome xin chia sẻ cùng các bạn thời điểm lặt lá mai, hoa nở rực đúng ngày.
1. Căn cứ lặt lá mai
1. Nếu muốn mai vàng nở rộ cùng lúc thì lặt hết lá một lần. Đây thường là cách được nhiều người chuộng vì tiết kiệm được thời gian. Song số khác lại thích mai nở kéo dài nhiều ngày thì nên chọn cách lặt lá mai xen kẽ 2 – 3 lần.
2.Tùy vào thời điểm và tình hình nụ mà thời điểm lặt là mai vàng khác nhau. Bước sang tháng 12 Âm lịch khoảng 5 – 7 ngày, nên xem thời tiết và nụ hoa mai lúc đó để chọn thời điểm lặt. Nếu cây mai có nụ lớn và trời nắng thì khoảng 15 – 20 tháng Chạp (từ ngày 06-11/01/2023). Còn nếu trời se lạnh và mai chỉ có nụ nhỏ thì canh khoảng 13 – 16 tháng Chạp (từ ngày 04-07/01/2023).
3. Ngoài ra, nên xem giống mai vàng để quyết định thời điểm lặt phù hợp. Đối với mai vàng 5 cánh có nụ nhỏ thì có thể lặt lá sớm vào 13 – 14 tháng Chạp (ngày 04,05/01/2023). Còn nụ to hơn thì khoảng 16 – 17 tháng Chạp (ngày 07-08/01/2023). Trường hợp nụ hoa đã lớn thì chị em nên lùi đến ngày 18 – 20 tháng Chạp (ngày 09-11/01/2023). Đối với mai vàng nhiều hơn 5 cánh, do chúng nở muộn hơn nên chị em cần canh thời điểm lặt sớm hơn khoảng 1 tuần.
2. Lặt lá đúng ngày nhưng hoa vẫn ra muộn, phải làm sao?
Lặt lá xong được khoảng 5 – 7 ngày mà vẫn chưa thấy vỏ trấu quanh nụ bung ra hoặc chưa có dấu hiệu nở kịp thì khả năng cao là hoa mai sẽ nở muộn. Lúc này nên mang cây ra nơi có nhiều ánh nắng nhất. Sau đó, hòa loãng phân NPK 6-30-30 và tưới vào gốc cây, đợi vài ngày rồi tiếp tục tưới nữa. Chú ý 8 giờ sáng mỗi ngày, dùng nước lạnh tưới hết tán cây mai rồi đến trưa khi nắng đạt đỉnh điểm. Chị em lại dùng nước ấm pha theo công thức 2 sôi : 3 lạnh rồi phun vào các tán cây. Như thế sẽ kích thích nụ và hoa mai nở vừa kịp đón Tết.
3. Nếu hoa mai nở sớm hơn phải làm sao?
Hãy rút ngắn số lần tưới nước lại. Thay vì tưới nhiều lần thì chỉ tưới 1 lần/ngày vào buổi trưa. Đồng thời cho mai đón nắng như bình thường. Tuy nhiên, nếu đến 20 tháng Chạp (11/01/2023) cây mai đã nở thì nên di chuyển cây đến nơi mát và lấy vải đen trùm gốc mai lại. Tưới nước lạnh lên gốc cây vào buổi tối. Sau đó, dùng phân ure 20-20-20 + TE hòa loãng với nước để giúp cho cây ra thêm lá, lúc này sẽ làm chậm quá trình nở hoa thêm vài ngày.
4. Mai tứ quý có lặt lá như mai vàng?
Do thân cành của mai tứ quý dễ gãy nên khi lặt lá chị em nhớ phải cẩn thận, khéo léo và nhẹ nhàng nắm cành cây theo chiều ngang hoặc từ dưới lên để tuốt. Bởi lặt lá từ trên xuống là đi ngược với xu hướng phát triển của cây, dễ làm cây tổn thương và làm ảnh hưởng đến mầm nụ hoa. Đối với cây cao, chị em phải dùng thang xếp hoặc ghế cao để đứng lên lặt lá.
Khoảng 3 ngày trước khi lặt lá mai tứ quý, chị em phải xiết nước để tạo môi trường khô hạn, giúp cây quen dần với việc thiếu nước. Lặt xong thì tưới nước lại để cho cây ra hoa.
Đối với mai tứ quý, nếu trời lạnh, chị em nên canh trước Tết khoảng 30 ngày (khoảng ngày 23/12/2022) lặt lá là tốt nhất. Lặt sớm hoặc muộn đều có thể khiến hoa mai nở và rụng không đúng thời điểm.
Sau khi lặt lá xong, chị em nhớ giữ lại lá rồi phủ đều dưới gốc cây để ngăn cỏ mọc ngược lên và đây cũng là cách giúp cây có thêm độ ẩm, phát triển tươi tốt hơn. Mitahome chúc các bạn một năm mới bình an, hạnh phúc và hoa mai nở rực trời nhé!
Nguồn: Tham khảo trang nongnghieppho
Xem thêm
Công thức món Cải kale xào tỏi, healthy và ít dầu mỡ – vị chuẩn nhà hàng